2/9 là ngày gì? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử ngày lễ 2/9

2/9 là ngày gì? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử ngày lễ 2/9

2/9 là ngày gì? Ngày 2/9/1945 là ngày Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa. Cùng tìm hiểu ngày 2/9 là ngày gì, nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử của ngày này và lịch nghỉ lễ 2/9/2023.

 

2/9 là ngày gì? Nhắc đến ngày 2/9, trong lòng những con người Việt Nam lại dâng lên bao cảm xúc, niềm tự hào lớn lao. Đối với dân tộc ta, lễ 2/9 là ngày hội lớn, có nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử quan trọng, đánh dấu bước ngoặt lớn, vô cùng trọng đại trong lịch sử Việt Nam.

1. 2/9 là ngày gì? 

Ngày 2/9 là ngày gì hẳn không còn xa lạ đối với mỗi con người Việt Nam. Ngày 2/9 là ngày Quốc khánh Việt Nam. Vào ngày này năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày nay chính là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 

Hằng năm, đến dịp lễ Quốc khánh 2/9, các cơ quan, đoàn thể trên khắp cả nước tổ chức buổi lễ mít tinh kỷ niệm cùng nhiều hoạt động, phong trào sôi nổi để đồng chí, đồng bào cả nước hòa chung không khí hân hoan, vui tươi của ngày độc lập dân tộc. Ngày này cũng là dịp để mỗi người con Việt Nam nhắc nhở bản thân không ngừng cố gắng, phấn đấu, góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. 

 

2. Nguồn gốc ngày 2/9 là ngày gì?

Mùng 2/9 là ngày gì? Mùng 2/9 là ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ đã cử đồng chí Lê Đức Thọ đón chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội từ Chiến khu Việt Bắc. Trở về Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh ở tại căn gác số 48  Hàng Ngang và hằng ngày làm việc tại nhà số 12 phố Ngô Quyền (trụ sở của Chính phủ lâm thời). Trong những ngày này (28 và 29 tháng 8), Hồ Chí Minh đã dành phần lớn thời gian để viết ra bản Tuyên ngôn độc lập.

Sau đó, Hồ Chí Minh và Ban chấp hành trung ương Đảng đã bàn bạc để chọn ra ngày đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Chiều ngày 2/9/1945, trước hơn 50 vạn người dân Hà Nội tụ họp tại quảng trường Ba Đình lịch sử, chào mừng thành lập chính phủ mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt cho toàn thể chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

 

Ban đầu, ngày 2/9 được gọi là ngày  “Việt Nam độc lập”, còn ngày 19/8 là ngày “Quốc khánh”. Theo đó, sắc lệnh 22C NV/CC ngày 18/2/1946 quy định ngày 2/9 là ngày “Việt Nam độc lập”, sắc lệnh 141-B ký ngày 26/7/1946 quy định ngày 19/8 Dương lịch – ngày kỷ niệm Cách mạng tháng 8/1945 là ngày Quốc khánh Việt Nam. Từ năm 1954, ngày 2/9 chính thức trở thành ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho đến ngày nay. 

3. Ngược dòng lịch sử tìm hiểu ngày 2/9/1945 là ngày gì?

Lễ 2/9 là ngày gì? Ngày 2/9 là ngày lễ lớn của dân tộc, đánh dấu bước ngoặt lớn và thành công vang dội của lịch sử Việt Nam. Ngày 2/9/1945, trên lễ đài lớn của quảng trường Ba Đình đã diễn ra một cuộc mít tinh đông đảo với hơn 50 vạn người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân hân hoan chờ đón giây phút khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 

Trong không khí vui tươi, náo nức của ngày hội lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ quần áo kaki và đôi dép cao su giản dị đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố với đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên thế giới rằng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chính thức ra đời.

Bản tuyên ngôn đã nhấn mạnh: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Ngày 2/9/1945 là mốc son lớn trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Sau lời tuyên bố đanh thép từ Bản tuyên ngôn, mỗi người dân Việt Nam có quyền tự hào, ngẩng cao đầu là công dân của một nước độc lập, tự do. 

Lễ 2/9 có ý nghĩa vô vùng quan trọng đối với nhân dân Việt Nam

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào ngày 2/9/1969 tại thủ đô Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi. Để tránh trùng với ngày Quốc khánh, Chính phủ lúc bấy giờ đã thông báo Bác mất vào 3/9. Mãi 20 năm sau, ngày 19/8/1989, Bộ chính trị đã có thông báo chính thức về ngày Bác mất là ngày 2/9.

Ba mươi năm sau ngày đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước –  hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của dân tộc. Ngày 2/9 là ngày gì? Ngày 2/9 trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam. 

4. Ý nghĩa ngày lễ 2/9 đối với dân tộc Việt Nam

Ngày lễ Quốc khánh 2/9 có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng đối với dân tộc ta. Đây là sự kiện đánh dấu tổ quốc ta được độc lập, nhân dân ta đời đời được tự do. Ngày 2/9 là ngày gì? Ngày 2 tháng 9 là ngày hội lớn của dân tộc, ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 2/9/1945 chính là ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa và ngày nay chính Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày này được xem là mốc son chói lọi trong hành trình nghìn năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta. 

Ý nghĩa ngày Quốc khánh 2/9 vô cùng quan trọng. Khi Bản Tuyên ngôn được chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lên, đó chính là văn bản pháp lý khẳng định với thế giới Việt Nam là đất nước tự do độc lập. Ngày kỷ niệm 2/9 mỗi năm còn là dịp đồng bào trong nước và cả kiều bào nước ngoài cùng hướng về Việt Nam thân yêu. 

Ngày 2/9 là ngày gì? Đối với người dân Việt Nam, lễ 2/9 còn là dịp để mọi người cùng nhau tưởng nhớ đến những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho sự nghiệp độc lập của dân tộc, tỏ lòng biết ơn đến vĩ nhân Hồ Chí Minh – người cha kính yêu của dân tộc. Ý nghĩa 2/9 là dịp để các thế hệ nhìn lại chặng đường gian khổ đã qua, trau dồi lòng yêu nước và phấn đấu học tập để cống hiến sự phát triển của đất nước. 

Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đã, đang đoàn kết, phấn đấu để xây dựng đất nước phồn vinh, phát triển vững mạnh, sánh vai với cường quốc năm châu. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước. 

5. Lịch nghỉ 2/9 năm 2023 gồm mấy ngày?

Quốc khánh 2/9 là ngày gì và mọi người có được nghỉ lễ hay không? Theo quy định nghỉ lễ 2/9 mới nhất thì lễ Quốc khánh, công nhân viên chức, người lao động sẽ được nghỉ từ 3 – 4 ngày. Tại thông báo số 5034/TB-LĐTBXH ngày 07/12/2022, lịch nghỉ lịch nghỉ 2/9/2023 được quy định như sau: 

  • Đối với cán bộ, công nhân viên chức và người lao động làm việc tại cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội sẽ được nghỉ liên tiếp 04 ngày từ ngày 01/9/2023 đến hết ngày 04/9/2023 Dương lịch, tức là từ thứ 6 đến hết thứ 2. 
  • Đối với người lao động được nghỉ 01 ngày/tuần vào Chủ nhật thì sẽ nghỉ liên tục 03 ngày từ thứ Sáu (01/9/2023) đến hết Chủ nhật (03/9/2023) hoặc từ thứ Bảy (02/9/2023) đến hết thứ Hai (04/9/2023)
  • Đối với người lao động có 02 ngày nghỉ một tuần (cả thứ Bảy và Chủ nhật) thì lịch nghỉ Quốc khánh 2/9/2023 sẽ là 04 ngày liên tục từ 01/9/2023 (thứ 6) đến hết ngày 04/9/2023 (thứ 2) hoặc từ thứ 02/9/2023 (thứ 7) đến hết ngày 05/9/2023 (thứ 3). 
  • Đối với học sinh, sinh viên sẽ được nghỉ lễ liên tiếp 4 ngày từ ngày 1/9/2023 (thứ 6)  đến ngày 4/9/2023 (thứ 2) theo Dương lịch. 

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay diễn ra khá dài, từ 3 – 4 ngày nên rất thuận lợi để bạn lên kế hoạch họp mặt gia đình và cùng có với nhau một bữa ăn thật ngon, ấm cúng và chuẩn vị Bắc.

Liên hệ ngay số hotline 028 3622 6666 để được tư vấn và đặt bàn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.