BIA “HƠI” HÀ NỘI NHƯNG LẠI “RẤT” HÀ NỘI
Bia Hơi Hà Nội – nét văn hóa đặc trưng của Thủ đô
Thứ thức uống đại diện cho văn hóa Hà thành là một di sản trăm năm, có hương vị độc đáo, giữ được sự nguyên bản qua nhiều thế hệ.
Trước đây, khi du nhập vào nước ta từ phương Tây, bia không được lòng người Việt. Khi đó, những nghệ nhân nấu bia Việt Nam lành nghề của Habeco đã sáng tạo nên những mẻ Bia Hơi Hà Nội đầu tiên khi kết hợp bí quyết chủng men nguyên bản và công nghệ lọc kép làm lạnh sâu. Bia Hơi Hà Nội đã khởi đầu cho một dòng bia hoàn toàn mới, chưa từng có ở trong nước và nước ngoài.
Bia Hơi Hà Nội khi đó là đại diện cho sức sáng tạo của người Việt. Thức uống này cũng giúp Habeco tạo một dấu mốc quan trọng trong ngành bia Việt Nam. Thứ thức uống không vay mượn hay lai tạp đã tồn tại qua nhiều thế hệ với giá trị được giữ nguyên bản cùng hương vị độc đáo, rất dễ phân biệt.
Với độ cồn nhẹ từ 4-4,3%, vị men nồng nàn, hương thơm nhẹ, bọt trắng mịn, Bia Hơi Hà Nội chinh phục người tiêu dùng với hương vị đặc trưng hiếm có. Giá cả phải chăng cũng khiến món thức uống này tiếp cận được với mọi đối tượng, từ bình dân cho đến những nhà hàng cao cấp. Nhưng với những người yêu thứ thức uống đặc trưng này, một cốc bia “đúng chuẩn” phải được thưởng thức trong không gian náo nhiệt với tiếng cụng ly, âm thanh huyên náo của con người và tiếng xe cộ tấp nập. Với nhiều người, khi nhắc đến bức tranh ẩm thực Hà thành, bên cạnh gánh hàng rong, bát phở hay bún chả thì Bia Hơi Hà Nội là hình ảnh không thể thiếu.
Văn hóa uống bia của người Thủ đô cũng chuyển biến từng ngày. Bia Hơi Hà Nội ngày xưa luôn gắn liền với chiếc cốc thủy tinh, ngày nay thức uống ấy đã phát triển với nhiều loại bao bì, mẫu mã hiện đại như lon 500ml, chai 1 lít, keg 2 lít để gần gũi và thuận tiện hơn với mọi người. Dù làm mới vẻ ngoài, thức uống này vẫn giữ được hương vị nguyên bản và trở thành một nét văn hóa khiến người Hà Nội tự hào.
Đến Thủ đô, nhiều người dễ bắt gặp hình ảnh những biển hiệu đỏ vàng bắt mắt, keg bia hơi 50L và bông hoa Habeco đặc trưng của Bia Hơi Hà Nội trên khắp ngõ phố. Hiện tại, nhãn hiệu Bia Hơi Hà Nội của Habeco đã được Cục Sở hữu Trí Tuệ bảo hộ hình ảnh thương hiệu, bảo vệ quyền lợi của người dùng. Nhiều người nhận xét Bia Hơi Hà Nội như dấu ấn riêng của người Hà thành mà không cần giải thưởng nào để chứng minh.
Chuyện chưa kể về cốc bia vại “huyền thoại” ở Hà Nội: Thiết kế trong 1 giờ, thống trị suốt 40 năm không có đối thủ
Cha đẻ của cốc bia này là hoạ sĩ Lê Huy Văn. Chiếc cốc thuỷ tinh vại có màu xanh xanh, trăng trắng, đục ngầu rất đặc trưng, dù đơn giản nhưng lại có sức sống mãnh liệt, không thể thay thế.
Cha đẻ của cốc bia này là hoạ sĩ Lê Huy Văn. Chiếc cốc thuỷ tinh vại có màu xanh xanh, trăng trắng, đục ngầu rất đặc trưng, dù đơn giản nhưng lại có sức sống mãnh liệt, không thể thay thế.
Cha đẻ của cốc bia này là hoạ sĩ Lê Huy Văn. Chiếc cốc thuỷ tinh vại có màu xanh xanh, trăng trắng, đục ngầu rất đặc trưng, dù đơn giản nhưng lại có sức sống mãnh liệt, không thể thay thế.
Khi ấy, người Hà Nội sử dụng đủ các loạt cốc chén to nhỏ. Đến năm 1976, hoạ sỹ Lê Huy Văn ngày đó đang làm việc ở Phòng Kỹ thuật Liên hiệp xã Tiểu thủ Công nghiệp Trung ương đã được giao nhiệm vụ thiết kế chiếc cốc uống bia, phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Trước đó, ông có thời gian dài làm việc và học tập trong lĩnh vực mỹ thuật tại Đức.
Ông chia sẻ với Báo Đấu Thầu: “Tôi sang Đức năm 12 tuổi để học phổ thông, sau đó được chuyển vào Trường dạy nghề Kamera – und Kinowerke Dresden. Nơi đây đã mang đến tay nghề cơ khí chính xác điêu luyện, giúp tôi có nền tảng thực tiễn sinh động để học tốt về design sau này. Kết thúc 3 năm học tại Dresden, tôi từ biệt bờ sông Elbe Dresden lãng mạn của nước Đức, về với mùi khói lam chiều, bữa cơm cà kho chốn quê nhà”.
Chưa đầy một tiếng đồng hồ sau khi được giao nhiệm vụ, hình dáng của chiếc cốc đã hiện lên trên bản vẽ và 3 ngày sau mẻ cốc vại bia “huyền thoại” đầu tiên chính thức ra lò tại HTX Thủy tinh Dân Chủ.
Hoạ sĩ Lê Huy Văn nhớ lại: “Trên bản vẽ, tôi thiết kế chiếc cốc có hình côn, phần miệng loe to thân đáy nhỏ lại nhằm giúp việc xếp chồng cốc lên nhau thuận tiện; trên thân cốc có gờ tròn để dễ cầm nắm. Chất liệu chế tác cốc từ thủy tinh tái chế, có tính bảo vệ môi trường, giá thành rẻ…và có độ cứng nhất định để khi chạm cốc không bị vỡ, sứt. Cốc có dung tích tới nửa lít do thời điểm đó mua bia mậu dịch mỗi lần xếp hàng chỉ được phép mua 1 cốc, uống xong rồi quay lại xếp hàng mua tiếp, nên chiếc cốc được thiết kế lớn để mua cho đỡ mất công”.
Quy trình “chế” cốc bia khá đơn giản, chủ yếu dựa vào sức khỏe và kỹ thuật của người thợ. Theo đó, mảnh kính vỡ được đập thành mảnh nhỏ loại bỏ tạp chất rồi cho vào lò nung 1.800 độ C trong 6 tiếng; khi thủy tinh nóng chảy người thợ dùng chiếc ống dài khoảng 1,5m lấy thủy tinh ra và dùng hơi thổi, xoay đều tạo hình cốc. Cốc sau đó được cắt mép, làm tròn miệng và ủ nguội bằng tro từ 12 – 15 tiếng…
Việc sản xuất cốc bia xanh vào thập kỷ 80 – 90, đã trở thành nguồn thu chủ lực của nhiều hợp tác xã thủy tinh. Ở Hà Nội, trước có Xí nghiệp thủy tinh Thanh Đức tại Trương Định chuyên sản xuất cốc. Đến 2017, làng nghề thổi bình, lọ thủy tinh Xối Trì, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực (Nam Định) vẫn còn 3 hộ dân duy trì nghề làm cốc bia với trung bình một ngày, mỗi lò làm ra khoảng 1.500 chiếc cốc.
Thời điểm sản phẩm cốc bia xanh ra đời, Bộ Nội thương là nơi duy nhất thu mua, bán buôn đến các nhà tiêu thụ. Giá mỗi chiếc cốc thời điểm đó chỉ 500 đồng/chiếc; bán buôn cho cửa hàng bia khoảng 2.05 đồng/cốc. Hiện chợ đầu mối Gầm Cầu (Hà Nội) được biết đến là nơi duy nhất phân phối cốc cho toàn Hà Nội cũng như một số tỉnh, thành lân cận; với giá bán buôn từ 6000 – 6.500 đồng/cốc, bán lẻ khoảng 10.000 đồng/cốc.
Hai năm sau khi ra lò, chiếc cốc vại đã “xâm chiếm” khắp Hà Nội. Những người hiểu biết và nghiên cứu về thiết kế từng đánh giá cốc bia vại là một “Good Design”.
Họa sĩ Huy Văn phân tích, có vài lý do chính khiến chiếc cốc vại tồn tại lâu bền. Thứ nhất, nó được thiết kế chắc chắn, mộc mạc, phù hợp với việc uống bia. Mẫu cốc đơn giản cũng giúp quá trình sản xuất, vận chuyển trở nên thuận lợi hơn. Ngày nay, chiếc cốc thu nhỏ lại, bớt loe hơn nhưng nhìn chung, thiết kế không thay đổi nhiều.
Đồng thời, vì được làm từ nguyên liệu tái chế nên giá thành cốc vại rẻ lại hạn chế ô nhiễm môi trường. Cuối cùng là do cảm thụ, thói quen của người tiêu dùng. Khi họ đã quen với sản phẩm, nhận thấy được tiện ích của nó thì thật khó để dịch chuyển sang một sản phẩm khác.
Năm 2010, CTCP Thương mại bia Hà Nội (HABECO Trading) đưa ra mẫu thiết kế mới. Loại cốc này có màu trắng, hình trụ hơi thuôn đáy to, thân cốc có tạo đường vân dọc và vân hình ô van. Năm 2011 dự kiến có khoảng 50.000 đến 75.000 chiếc cốc được sản xuất nhưng rồi nó nhanh chóng chỉm nghỉm vì không thể nào đánh bật được ưu điểm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng dành cho cốc vại.
Chưa hết, nhiều nhà hàng hoặc hàng bia cao cấp cũng muốn nâng chất lượng phục vụ khách hàng nên đã thử thay thế bằng loại cốc nhựa trắng giả pha lê có độ bền cao nhưng đều không được khách hàng ưa chuộng. Họ nói uống bia hơi trong loại cốc nhẹ tếch ấy làm mất đi hương vị đậm đà của bia hơi Hà Nội và đòi chủ cửa hàng phải sử dụng loại cốc vại truyền thống. Vậy là những loại cốc đời mới đành chịu cảnh xếp xó nhường chỗ cho chiếc cốc xanh huyền thoại.
Nhiều lúc ngồi ngắm cốc vại, tác giả Huy Văn vừa thoáng tự hào vì đến nay, nó đã đi sâu vào đời sống, trở thành vật dụng thiết yếu của người dân. Tuy nhiên, thi thoảng ông lại thấy rất buồn và chỉ mong một mai ra đường, thấy chiếc cốc vại được thay thế hoàn toàn bằng sản phẩm mới.
“Điều ấy có nghĩa là ngành thiết kế nước mình phát triển hơn, có người giỏi hơn tôi, đã nghĩ ra những chiếc cốc vừa đẹp, vừa có nhiều ưu điểm hơn cốc vại”.