Top 10 những góc không gian văn hóa, những giai thoại về món ăn tại nhà Ann Quán

Trong những tiêu chí bình chọn “𝗧𝗼𝗽 𝟭𝟬 𝗻𝗵𝗮̀ 𝗵𝗮̀𝗻𝗴, 𝗾𝘂𝗮́𝗻 𝗮̆𝗻 𝘁𝗵𝘂́ 𝘃𝗶̣ 𝗧𝗽 𝗛𝗼̂̀ 𝗖𝗵𝗶́ 𝗠𝗶𝗻𝗵”, Ann Quán tâm đắc nhất là “Có câu chuyện, giai thoại về các món ăn được phục vụ tại nhà hàng, về đầu bếp, về chủ nhà hàng, về chính nhà hàng,… mang tính lịch sử, văn hóa thú vị”
Thật sự, ở Ann Quán, mỗi góc nhà, mỗi không gian văn hóa hay đơn giản là từng mảnh tường đều có những câu chuyện bên trong đó.
Cả những món ăn, những keng bia Hà Nội mát lạnh vẫn có những câu chuyện về thứ men nguyên bản từ năm 1890, kết hợp cùng tinh hoa đất trời Hà Nội và nét thanh lịch của người Tràng An.
Tìm hiểu Top 10 những góc không gian văn hóa, những giai thoại về món ăn tại nhà Ann Quán qua những hình ảnh trong bài viết nhé.
PHÒNG DIÊN HỒNG – nơi truyền tải nhiều câu chuyện về văn hoá và lịch sử.
Tọa lạc tại tầng 2 của Ann Quán, hai phòng Thiên Trường và Diên Hồng truyền tải nhiều câu chuyện về văn hoá và lịch sử. Toàn bộ đồ nội thất ở đây đều là những vật dụng nội thất độc đáo, do Vũ Thu Phương sưu tầm trong nhiều năm. Tất cả đều là đồ cổ, mỗi món mang một ý nghĩa và giá trị riêng về hành trình lịch sử – văn hóa – kiến trúc Việt Nam.
Với Ann Quán, Diên Hồng không chỉ là nơi quý thực khách có không gian riêng để thưởng thức ẩm thực chuẩn vị Bắc, mà còn là nơi Ann Quán có thể truyền tải và giới thiệu câu chuyện về lịch sử hào hùng của dân tộc với thế hệ sau, với bạn bè Quốc Tế.

Phòng THIÊN TRƯỜNG – Hành trình 750 năm tự hào
Nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, mảnh đất Nam Định được bồi đắp bởi phù sa của dòng sông Cái. Sự trù phú của vùng đất địa linh trở thành nơi hội tụ, phát tích của những nhân kiệt đã làm nên những trang sử chói lọi trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Việt. Lịch sử hào hùng ấy cũng đang được các thế hệ người dân Thành Nam hôm nay tiếp nối với những thành tựu đáng tự hào.

NEM NẮM GIAO THỦY
Theo sách vở xưa còn để lại, khi phủ Thiên Trường trở thành kinh đô thứ hai của Vua Trần, các làng nghề truyền thống dần được hình thành và những của ngon vật lạ cả nước đổ về đây để dâng lên vua. Sau khi thưởng thức món nem nắm Nhà Vua khen rất ngon và món nem nắm Giao Thủy cũng có lai lịch từ thời đó. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, món nem nắm Giao Thủy được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác và đã trở thành “thương hiệu” được truyền tụng trong nhân dân và được coi là món ăn đặc sản của người dân Giao Thủy nói riêng và người dân Nam Định nói chung.

Chả cá Lã Vọng
Đây là món chả làm từ cá (thường là cá lăng) thái miếng đem tẩm ướp, nướng trên than củi rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 17 phố Chả Cá (trước đây là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh từ năm 1871 và đặt tên cho nó như trên.
Vào những năm thời kỳ Pháp thuộc, ở số 17 Hàng Sơn có một gia đình họ Đoàn sinh sống, họ thường lấy nhà mình làm nơi cưu mang nghĩa quân Đề Thám.[1] Chủ nhà hay làm một món chả cá rất ngon đãi khách, lâu dần thành quen, những vị khách ấy đã giúp gia đình mở một quán chuyên bán món ăn ấy khởi đầu từ năm 1871, vừa để nuôi sống gia đình, vừa làm nơi tụ họp. Lâu dần, hai tiếng ‘Chả Cá’ được gọi thành tên phố. Trong nhà hàng luôn bày một ông Lã Vọng – Khương Tử Nha ngồi bó gối câu cá – biểu tượng của người tài giỏi nhưng đang phải đợi thời. Vì thế khách ăn quen gọi là Chả cá Lã Vọng, ngày nay trở thành tên nhà hàng và cũng là của món ăn. Bí quyết làm chả cá chỉ truyền lại cho con cháu nhà họ Đoàn.

Bia hơi Hà Nội – nét văn hóa ẩm thực độc đáo

Trong ca khúc “Ngẫu hứng phố”, nhạc sĩ Trần Tiến – một người con Hà Nội xa quê đã viết:

“Hà Nội cái gì cũng rẻ
Chỉ có đắt nhất bạn bè thôi…
Hà Nội cái gì cũng vui
Rủ nhau ra phố bia hơi vỉa hè”

Có thể nói không ngoa, bia hơi vỉa hè là một “đặc sản” in đậm dấu ấn trong tâm trí của nhiều người Hà Nội. Cứ chiều chiều, các quán bia hơi nơi góc phố lại nhộn nhịp người qua lại, rộn ràng tiếng chúc tụng, rôm rả dăm ba câu chuyện cuối ngày.

Xuất hiện ở Hà Nội từ thập niên 60 của thế kỷ trước, đến nay, bia hơi đã trở thành một phần của Hà Nội. Đây là “món” bình dân không câu nệ sang hèn, tất cả mọi người có thể chụm đầu hỉ hả bên những cốc bia hơi mát lạnh.

Người dân Hà Nội uống bia hơi để giải nhiệt. Thức uống này cũng hiện diện trong công việc hằng ngày của nhiều người, có mặt trong nhiều hình thức xã giao, từ công việc, kinh doanh cho đến đời sống tình cảm. Đặc biệt, đối với những người có mối quan hệ gần gũi, thân mật như bạn bè, đồng nghiệp, anh em thì những cuộc gặp gỡ nơi quán bia hơi sẽ giúp vui vẻ, thoải mái với nhau hơn.

Nói đến văn hóa bia hơi và thú vui “bia bọt” của người Hà thành không thể không nhắc đến chiếc cốc uống bia bằng thủy tinh rất đặc trưng. Cốc cầm nặng tay nhưng khi rót bia vào, thành cốc nhanh chóng lạnh buốt. Màu vàng của bia hơi trộn lẫn với màu xanh của chiếc cốc tạo nên sự hài hòa, mát dịu. Đưa lên mắt ngắm nhìn, thấy hàng nghìn bọt khí vây quanh thành cốc, giống như những bọt bia đang tan dần trong lớp thủy tinh xanh nhạt…

Cha đẻ của chiếc cốc “thần thánh” này, họa sĩ Lê Huy Văn kể: “Thời kỳ những năm đầu 1970, kinh tế đất nước vô cùng khó khăn. Hàng hóa khan hiếm, bia hơi trở thành thứ đồ uống xa xỉ, chỉ được bày bán trong những cửa hàng mậu dịch quốc doanh của Nhà nước. Dù vậy, mỗi buổi chiều về, hàng đoàn người vẫn xếp hàng, kiên nhẫn chờ đợi thưởng thức từng cốc bia. Khi ấy vẫn chưa có loại cốc chuyên dụng, người ta uống bia bằng đủ thứ, đựng trong cặp lồng, cốc nhựa, chén sành hay có người uống bia hơi bằng bát…”.

Năm 1974, ông Văn được yêu cầu phải thiết kế một chiếc cốc chuyên dụng chỉ để uống bia mà mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng.

Chiếc cốc được thiết kế miệng loe, đáy nhỏ để tiện xếp chồng lên nhau; thân cốc có những gờ để dễ dàng cầm nắm. Cốc được sản xuất thủ công từ thủy tinh tái chế, do kỹ thuật còn kém nên vô tình tạo ra những nốt bọt khí. Tuy nhiên, chính sự vô tình này lại khiến chiếc cốc mang một nét đặc trưng riêng.

Điều họa sĩ Lê Huy Văn không ngờ là đến nay, sau gần nửa thế kỷ, chiếc cốc “huyền thoại” này vẫn được các “bia thủ” ưa thích. Qua thời gian, nhiều nhà hàng ở Hà Nội cũng thử nâng cấp, thay chiếc cốc vại thành những cốc thủy tinh cao cấp, có tay cầm, thế nhưng không hiểu sao vẫn không được khách hàng ưa chuộng. Và đặc biệt, khi công nghệ chế tạo thủy tinh đã hiện đại hơn trước nhưng các cơ sở sản xuất vẫn giữ nguyên nốt bọt khí trên thành cốc.

Bia hơi Hà Nội đã trở thành một trong những nét khám phá thú vị và không thể bỏ qua của khách du lịch trong và ngoài nước mỗi khi có dịp đến với Thủ đô.

Nhiếp ảnh gia người Đức Christoph Radke bảo rằng, mỗi khi uống bia ở Berlin ông lại nhớ bia hơi vỉa hè Hà Nội và những kỷ niệm với bạn bè quanh vại bia hơi mát lạnh ngất ngây. Với ông, uống bia hơi chỉ là cái cớ, cái quan trọng mà ông thích chính là cảm giác ồn ào khi ngồi giữa quán. Đó là tiếng nhân viên gọi khách, tiếng cốc va vào nhau nghe leng keng, tiếng còi xe ồn ào bên ngoài vọng vào. Tất cả những âm thanh đó đã tạo nên một không khí rất Hà Nội.

Christoph Radke còn sưu tầm những chiếc cốc uống bia đặc trưng này để giữ kỷ niệm về Hà Nội. Năm 2018, trước khi hết nhiệm kỳ về nước, vị Phó Đại sứ Đan Mạch Christian Brix Moeller cũng mua mấy chục chiếc cốc này mang về làm quà kỷ niệm…

Những chiều hè Hà Nội nóng nực, ngồi uống bia hơi “chém gió” bên bạn bè, dường như mọi hối hả, mệt nhọc tiêu tan, chỉ còn lại cảm giác sảng khoái để ngày mai bắt đầu công việc với nhiều năng lượng tích cực hơn.

Đậu phụ làng Mơ – Đặc sản của người Hà Nội

Từ rất lâu đời, nghề làm đậu phụ đã xuất hiện tại làng Mơ Táo, nay thuộc phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Hiện trong làng không còn nhiều nhà theo nghề nhưng món đậu Kẻ Mơ nổi tiếng đất Hà Thành vẫn giữ được vẹn nguyên hương vị.

Để làm nên những bìa đậu mềm mịn, ngậy, béo, những người thợ làng Mơ Táo, tên đầy đủ của làng Mơ, phải bắt đầu công việc từ sáng sớm tinh mơ mỗi ngày. Đãi đậu tương quyết định 50% thành công của mẻ đậu. Sau khi chọn và sơ chế đậu tương kỹ càng, tỉ mỉ, bước tiếp theo là chế biến cũng phải thật tinh, thật khéo, để lấy được phần cốt đậu đạt chuẩn thơm ngon, béo ngậy.

Nghề làm đậu bây giờ đã bớt phần vất vả nhờ máy móc cải tiến. Thay vì dùng tay xoay cối đá rất nặng nhọc, bây giờ đã có máy xay tự động đảm nhiệm công đoạn này.

Đậu là món ăn thanh mát, giản dị, rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, để làm ra được bìa đậu giản dị đó lại chẳng dễ dàng. Qua nhiều khâu sàng lọc, đun sôi, chờ lắng, mới có được phần óc đậu lên khuôn để cho ra đời mẻ đậu hoàn chỉnh.

Đậu phụ là một món ăn dân dã, phổ biến ở Việt Nam. Bởi vậy mà nghề làm đậu phụ hầu như ở vùng miền nào cũng có nhưng đậu phụ làng Mơ vẫn nổi tiếng hơn cả, nhất là ở đất Hà Thành.

Chùa Một Cột – Biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội

Chùa Một Cột được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông. Theo truyền thuyết dân gian, trong một giấc chiêm bao vua Lý Thái Tông đã mơ thấy Phật bà Quan Âm đang tọa trên đài sen tỏa ánh hào quang và mời nhà vua lên cùng. Tỉnh giấc chiêm bao nhà vua liền kể với bề tôi. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua nên dựng chùa trên trụ đá y như trong giấc mơ, làm tòa sen để Phật bà ngự ở trên.

Tầng 1 nhà Ann Quán – không gian chợ huyện

Bước qua cánh cổng làng được xây bằng những viên gạch cổ, trong nền nhạc dân gian êm ả, thực khách như lạc bước vào một không gian cổ xưa. Từ những chiếc ghế, chiếc bàn đến bát đũa và những mảng tường đều được trang trí kỳ công để thể hiện nét mộc mạc của làng quê Bắc Bộ. 

Bàn ghế hoàn toàn bằng tre, ngay cả đèn trang trí cũng bằng tre nứa, chính là những vật liệu thân thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân Việt. Trên những bức tường mô phỏng sống động khung cảnh sinh hoạt bình dị của làng quê Bắc Bộ thời xưa, gợi nhắc miền ký ức mà bất cứ người con Việt Nam nào cũng từng lưu lại. Đó là hình ảnh những người phụ nữ buôn thúng bán mẹt, là những đứa trẻ tươi cười cưỡi trên lưng trâu, là lũy tre làng bình yên và cả cảnh buôn bán tấp nập nơi phố thị. 

 

KHÔNG GIAN TẦNG 2 ANN QUÁN

Khu vực tầng 2 nhà Ann Quán thể hiện được lối kiến trúc truyền thống hơn với các bộ ghế trường kỷ, không gian sang trọng.

CÁ TRẮM ĐEN KHO RIỀNG
Sự khác biệt chính của món cá trắm đen kho riềng làng Vũ Đại đối với tất cả món ăn khác đó là:
👉 Nguyên liệu chính đó là Cá Trắm Đen, một loại cá nước ngọt ngon và đắt nhất (cá trắm đen không ăn tạp, nó chỉ ăn ốc nên thịt cá chắc và ngon, phải 2-3 năm nuôi mới thu hoạch được)
👉 Các gia vị của cá kho vẫn mang hương vị đồng quê như nước cốt chanh, nước cốt dừa, cốt cua đồng, riềng, gừng … và vị ngọt của thịt ba chỉ, xương hầm.
👉 Cá được kho bằng niêu đất, niêu được lấy từ Nghệ An mà nắp thì ở Thanh Hóa. Củi kho là bằng củi nhãn – Củi nhãn có rất nhiều ở Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương …
👉 Thời gian kho cá suốt 16 tiếng với lửa lúc nào cũng phải đều, không phải ủ trấu nhé.
👉 Khi ăn, món cá kho sẽ cạn nước, thịt cá sẽ rất chắc, xương lại nhừ mềm, trẻ con, người lớn đều ăn được.
👉 Cuối cùng là cá kho không sử dụng chất bảo quản nào hết, vì vậy thời gian sử dụng trong vòng 7-10 ngày.
Đấy là những đặc trưng mà món cá kho Làng Vũ Đại có được, chắc chắn không phải món cá kho nào cũng được như vậy. Một niêu cá kho đặc sắc đã làm lên một bữa cơm ngon tại Ann Quán.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.